Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 9 kết quả

“ Giữa tiếng mưa đêm” - Ca ngợi người chiến sĩ công an nhân dân

“ Giữa tiếng mưa đêm” - Ca ngợi người chiến sĩ công an nhân dân

Ngày phát hành 14:19 | 29/9/2023

Lượt nghe: 814

Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai người dân tộc Ê Đê đã mang đến cho bạn đọc cả nước những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người trong dòng chảy biến đổi văn hóa. Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập. Nhà văn Niê Thanh Mai hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong sự nghiệp viết văn, chị đã có nhiều giải thưởng như: Giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 với tập truyện ngắn “Suối của rừng”, giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 trao cho truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xóa” và “Cửa sổ không có chắn song”. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Giữa tiếng mưa đêm” của nhà văn Nie Thanh Mai:

“Hoa sưa đỏ”: Ngời sáng hình ảnh người chiến sĩ công an

“Hoa sưa đỏ”: Ngời sáng hình ảnh người chiến sĩ công an

Ngày phát hành 12:23 | 10/5/2022

Lượt nghe: 1218

Thưởng thức truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” người đọc, người nghe như đang đi vào không gian rừng núi thăm thẳm với những sắc màu thanh âm, mùi vị độc đáo. Đó là một “ngoại cảnh” đặc sắc thường ít xuất hiện trong văn xuôi đương đại.Thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Việt Bắc vẻ đẹp kỳ vĩ, quyến rũ, thơ mộng, linh thiêng và huyền bí. Nơi đây, có những dãy núi đá trầm mặc quanh năm ăm ắp sương bay, biết bao cánh rừng đại ngàn tầng tầng lớp lớp phô diễn cảnh sắc bốn mùa và những dòng sông rì rầm khúc ca muôn đời dưới thung sâu... Cùng với thiên nhiên hùng vĩ thì lịch sử, văn hóa, đời sống, phong tục, tập quán… từ bao đời đã tạc khắc, ngấm vào máu thịt đồng bào các dân tộc trên non cao, trở thành nguồn năng lượng tự nhiên phong phú, dồi dào để Nhà văn Bùi Thị Như Lan, người con của dân tộc Tày, sinh ra, lớn lên trong cảnh sắc nên thơ của núi rừng, đã thắp sáng những trang văn bằng chính thiên nhiên và nền văn hóa đậm đà bản sắc. Truyện ngắn được viết bằng ngôn ngữ tinh túy, chắt lọc, văn phong giàu xúc cảm, lối viết tự sự, thấm đẫm nhân văn, nhà văn đã dẫn chúng ta đến vùng núi Phja Kháo, nơi có gia đình người chiến sĩ công an Lý Thàng. Qua từng trang viết nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhà văn đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ công an hy sinh dũng cảm, giữ gìn cánh rừng gỗ sưa quý hiếm, giữ lại văn hóa của dân tộc, bởi vì: “Gỗ sưa đỏ trên núi Phja Kháo là cây mang hồn thiêng của núi rừng và là linh hồn của mỗi người dân trong vùng. Thế nên cây sưa đỏ quí lắm, được thế hệ ông bà, con cháu nhiều đời gìn giữ cẩn trọng.”. Truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” để lại xúc cảm sâu sắc trong lòng độc giả về một lối viết rất riêng, không trộn lẫn của nhà văn, mà ở đó hình tượng người chiến sĩ công an “ Vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ” được khắc họa đậm nét, thông qua xúc cảm tự sự người vợ của đồng chí công an Lý Thàng, người đọc, người nghe như nghe rõ tiếng thở dài buốt nhói, lời đau xót… của những bà mẹ, người vợ có chồng là công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Sự hy sinh lặng thầm của người chiến sĩ công an Lý Thàng trong truyện “Hoa sưa đỏ” đã phản ánh thực tế những cống hiến, hy sinh của nhiều cán bộ, chiến sĩ công an trong công cuộc đấu tranh với tội phạm, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Người mất gốc” (P2): Sự hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an

“Người mất gốc” (P2): Sự hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an

Ngày phát hành 10:27 | 9/10/2023

Lượt nghe: 541

Quí vị và các bạn có thể thấy truyện được viết bởi một tác giả không chuyên nên có phần thô mộc, đôi chỗ khô khan và thiếu chất văn. Bù lại tác phẩm có nhiều tình tiết chân thật, chi tiết sống động và rất đời nên vẫn có sức lôi cuốn hấp dẫn, tô đậm được đặc thù của nghề nghiệp, những thiệt thòi, hy sinh lặng lẽ của người chiến sĩ công an tình báo, giúp người dân hiểu hơn công việc, những vất vả, những chiến công lặng thầm của người chiến sĩ công an nhân dân vì bình yên cuộc sống. Ví dụ như chi tiết người chiến sĩ công an tên Thiên phải mai danh ẩn tích, dấu công việc, chỗ ở, gia đình không thể liên lạc được, thậm chí phải nói dối cả người thân, không được phép lấy vợ khi chuyên án chưa kết thúc. Gia đình người thân không hiểu, không thông cảm có lúc hiểu lầm còn cho anh là kẻ sống bạc bẽo, quên cả tình nghĩa ruột thịt, nên gọi anh là “người mất gốc’’. Ngay trong thời bình nhưng người chiến sĩ công an tên Thiên vần chưa có một phút giây được sống cuộc sống bình thường như bao người khác. Thiên không chỉ phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mà còn phải làm đủ thứ nghề để che mắt, phải tập uống rượu như uông nước lã, chạy xe bạt mạng, nói tục như bọn đầu gấu và giao lưu kết bạn với cả thành phần bất hảo. Sống bao năm như vây nhưng Thiên vẫn giữ cốt cách trong sạch không dễ bị mua chuộc. Hai chuyên án được kể ở phần cuối truyện do đích thân Thiên chỉ huy cho thấy rõ phẩm chất của người lính trinh sát từng vào sinh ra tử, dày dạn kinh nghiệm, nhanh nhậy, tinh anh, có tài phán đoán và quyết đoán. Cuộc đời người chiến sĩ tình báo được khắc họa thật hiển hách. Thiên đã có một cuộc sống trọn vẹn, đầy ý nghĩa, và đáng tự hào. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân trên sân khấu

Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân trên sân khấu

Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020

Lượt nghe: 594

Liên hoan sân khấu "Hình tượng người chiến sĩ CAND" đang diễn ra tại thủ đô với sự góp mặt của 27 nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước với 33 vở diễn thuộc 4 thể loại: Kịch nói, Chèo, Cải lương, Dân ca kịch. (Làn sóng nghệ thuật 17/7/2020)

Hình tượng người chiến sĩ công an: Hành trình 60 năm cùng lịch sử đất nước

Hình tượng người chiến sĩ công an: Hành trình 60 năm cùng lịch sử đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2015

Lượt nghe: 1060

Năm 2015 - năm của nhiều ngày lễ lớn. Các nghệ sĩ, diễn viên sân khấu kịch nói Công an nhân dân đã chuẩn bị gì mang tới người xem? Trong câu chuyện đầu năm, NSUT Công Bảy-Trưởng đoàn Kịch nói Công an nhân dân giải đáp câu hỏi này. (Chương trình Câu lạc bộ Sân khấu ngày 04/01/2015)

Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ Công an lần thứ 3

Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ Công an lần thứ 3

Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2015

Lượt nghe: 1228

Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sỹ Công an Nhân dân có thể coi là một sân chơi mới và thú vị đối với các nghệ sỹ sân khấu. Vì đây là cuộc thi duy nhất ở nước ta có sự chuyên biệt về đề tài gắn với những người chiến sỹ Công an Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh là cơ hội tốt để thử sức, liên hoan cũng đặt ra nhiều thách thức đối với người làm nghề!

Người chiến sĩ - nghệ sĩ đi qua hai cuộc chiến

Người chiến sĩ - nghệ sĩ đi qua hai cuộc chiến

Ngày phát hành 15:4 | 11/9/2023

Lượt nghe: 448

NSUT Phùng Đệ là nhà quay phim chiến trường kì cựu. Chính những trải nghiệm ấy đã đi vào ống kính máy quay của ông một cách tự nhiên, giàu tình cảm. Với những đóng góp âm thầm của mình, vừa qua ông đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật)

Tâm tình người chiến sĩ Công an nhân dân

Tâm tình người chiến sĩ Công an nhân dân

Ngày phát hành 11:16 | 5/8/2022

Lượt nghe: 1791

Chương trình đêm nay dành toàn bộ thời lượng để nhắc nhớ về hình ảnh và tâm tình của người chiến sĩ Công an nhân dân. Bên cạnh chùm thơ của những tác giả đã và đang công tác trong ngành Công an, chúng ta sẽ được lắng nghe Thiếu tá, nhà thơ Hoàng Anh Tuấn tâm sự về những vần thơ viết về cha - Một chiến sĩ Công an nhân dân. Cảm kích trước tấm gương hy sinh dũng cảm của ba chiến sỹ Công an khi làm nhiệm vụ chữa cháy ở TP Hà Nội mới đây, tác giả Phát Dương đã viết bài thơ có nhan đề “Nở” như một ngọn nến thắp lên lòng tri ân giữa thời khắc thảng thốt đau buồn.

Vở "Bông hồng vàng": Một góc nhìn về hình ảnh người chiến sĩ công an

Vở

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2015

Lượt nghe: 1256

Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, một trong số ít cơ sở đào tạo nghệ thuật, nghệ sĩ sân khấu lớn của cả nước. Tại Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ công an năm 2015, các giảng viên và sinh viên của trường ra mắt khán giả thủ đô vở diễn Bông hồng vàng

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ